Bộ Y tế: Dinh dưỡng Y học hay còn gọi là dinh dưỡng điều trị là một bộ phận không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp cho người bệnh. Nơi nào không có Dinh dưỡng y học thì nơi đó không thể có điều trị hợp lý được!
Vai trò của Dinh dưỡng Y học:
- Với các bệnh phổ biến như: Tiểu đường, thiếu vitamin- khoáng chất, suy dinh dưỡng, ung thư, suy thận, nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, hôn mê do u rê máu cao, viêm gan, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, suy tim, xơ vữa động mạch,…: Dinh dưỡng y học tác dụng trực tiếp tới tình trạng và căn nguyên sinh bệnh.
- Dinh dưỡng y học còn có vai trò nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể chống lại bệnh tật. Y học hiện đại đánh giá rất cao vai trò phản ứng của cơ thể trước các bệnh tật, phòng bệnh còn quan trọng hơn chữa bệnh. Khi bệnh còn ở giai đoạn phát triển tiềm ẩn, kín đáo, nếu chế độ ăn phù hợp có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
- Dinh dưỡng y học phù hợp giúp bệnh nhân đang điều trị ngăn ngừa được suy dinh dưỡng, cũng như nâng cao hiệu quả của điều trị bệnh.
- Dinh dưỡng y học còn là biện pháp để đề phòng các bệnh cấp tính khỏi trở thành mãn tính.
- Dinh dưỡng y học giúp giảm các biến chứng của bệnh và quan trọng hơn là: đề phòng bệnh tái phát.
Theo các nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam và các bệnh viện, suy dinh dưỡng của bệnh nhân tại một số bệnh viện còn ở mức khá cao như:
- Bệnh viện K Hà Nội (năm 2014) tỷ lệ sụt cân gặp ở 93.9% bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, trong đó có 39.4% có chỉ số BMI < 18.5 (Gầy cấp độ 1).
- Bệnh viện Bạch Mai – Trung tâm Ung bướu, bệnh nhân ung thư có 53.9% bị sụt cân, trong đó 30.8% có BMI < 18.5 và có 46.7% có nguy cơ suy dinh dưỡng theo đánh giá của phương pháp SGA.
- Bệnh viện Bắc Ninh, bệnh nhân tim mạch có 28.1% nguy cơ suy dinh dưỡng.
Nghiên cứu của các bệnh viện cho thấy hiệu quả rõ rệt của Dinh dưỡng y học – Dinh dưỡng điều trị với các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.
Sau khi về nhà, bệnh nhân lại càng phải coi trọng hơn vai trò của Dinh dưỡng y học một cách tự giác vì khi đó Bệnh viện và các chuyên gia dinh dưỡng không thể can thiệp vào chế độ ăn uống như đang nằm viện theo dõi.
Do đó, việc ý thức sử dụng Dinh dưỡng y học đúng đắn là một yêu cầu bắt buộc với các bệnh nhân khi đang nằm viện hay điều trị tại nhà. Ngày nay, rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng y học được các nhà sản xuất trong và ngoài nước cung cấp cho các đối tượng bệnh nhân: sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng, người cao tuổi, người đái tháo đường, bệnh nhân suy gan, suy thận, ung thư, …..
Hãy lựa chọn sáng suốt những dòng sản phẩm Dinh dưỡng y học phù hợp nhất với bệnh lý, đặc biệt cần tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị/ chuyên gia dinh dưỡng/ bác sỹ chuyên môn trước khi sử dụng
(Tài liệu tham khảo: BỘ Y TẾ – 2011: Hướng dẫn công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện)
Có thể bạn quan tâm
Dinh dưỡng cho người Đái tháo đường (Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia)
KHUYẾN MÃI SỮA BÉ 0-12 THÁNG
Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi
Sữa Grow Plus+ 350g (trẻ dưới 1 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi)