Hãy cẩn thận với thói quen thích ăn ngọt và lười vận động bởi rất có thể một ngày không xa bạn sẽ gặp rắc rối với tiền tiểu đường. Theo số liệu thống kê từ các nghiên cứu thì có đến 50% người bị tiền tiểu đường sẽ chuyển thành đái tháo đường tuýp 2 chỉ trong 10 năm. Ở giai đoạn tiền tiểu đường các mạch máu lớn đã bắt đầu có biến chứng và nguy cơ tim mạch tăng 20% so với người bình thường.
Người bị tiền tiểu đường hoàn toàn có thể khống chế quá trình bệnh tiến triển sang đái tháo đường hoặc thậm chí quay trở lại mức đường huyết bình thường thông qua điều chỉnh lối sống dựa trên chế độ ăn uống và tăng mức độ hoạt động thể chất. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là “ăn uống lành mạnh” dành cho bệnh nhân tiền tiểu đường, cùng tham khảo nhé!
Người tiền tiểu đường cần quan tâm đến chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm
Chỉ số đường huyết (GI) phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết (lượng đường trong máu) sau khi ăn các thực phẩm chứa đường và tinh bột. Thực phẩm có chỉ số GI cao (gạo trắng, bánh mì, khoai tây,…) sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với nhóm có GI thấp (rau củ không chứa tinh bột, đậu, khoai lang,…).
Bạn nên kết hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, tăng cường rau xanh, thay gạo trắng bằng gạo lứt, bánh mỳ ngũ cốc,…để giảm bớt khả năng gia tăng đột biến của đường huyết.
Ưu tiên cung cấp đạm từ thịt nạc
Cơ thể vẫn cần protein để nuôi dưỡng cơ bắp và duy trì hoạt động sống mỗi ngày. Người tiền tiểu đường nên chọn ăn thịt nạc như ức gà, các loại cá, thịt thăn bò,…và bổ sung những thực phẩm giàu đạm khác như lòng trắng trứng, các loại đậu, sữa dinh dưỡng.
Đo lường khẩu phần ăn hợp lý và nghiêm túc tuân thủ
Tự chế biến thức ăn cho mình cũng là một cách giúp bạn kiểm soát tốt lượng calo, bột đường nạp vào cơ thể. Giới hạn lượng thức ăn nạp vào cơ thể trong mỗi bữa và ưu tiên lựa chọn những thực phẩm GI thấp, ăn vừa đủ no chứ không quá no. Việc này sẽ giúp cho lượng đường huyết không tăng đột biến.
Chất xơ chính là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn
Những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao thường có chỉ số GI thấp. Không những vậy, ăn nhiều rau xanh, hoa quả sẽ tạo cảm giác no lâu và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh sẫm màu,…là những cái tên vàng nên có trong thực đơn của bạn.
Uống nhiều nước, hạn chế rượu và tránh các loại nước có đường
Dù bạn là người bình thường hay người bị tiền tiểu đường thì việc uống đủ nước mỗi ngày đều vô cùng cần thiết. Nước giúp tăng cường trao đổi chất, mạch máu được rửa sạch chất độc và cặn bẩn, đào thải bớt độc tố cho cơ thể. Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia vì chúng sẽ làm bạn mất nước.
Những loại nước ngọt, nước hoa quả đóng hộp sẵn không giúp cung cấp calo và giải quyết cơn đói cho bạn nhưng lại làm lượng đường huyết của bạn tăng nhanh hơn so với uống nước lọc. Vì vậy, nếu đang bị tiền tiểu đường bạn nên tránh những loại thức uống này.
Trên đây là một số lưu ý để người tiền tiểu đường ăn uống lành mạnh hơn nhằm giúp kiểm soát tốt đường huyết và ngăn chặn nguy cơ chuyển sang đái tháo đường tuýp 2. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về tình trạng riêng của mình để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm
Dinh dưỡng cho người Đái tháo đường (Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia)
KHUYẾN MÃI SỮA BÉ 0-12 THÁNG
Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi
Sữa Grow Plus+ 350g (trẻ dưới 1 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi)